Bài viết giới thiệu tới các bạn cách tạo và xử lý đồ thị trong excel 2010.
1. Giới thiệu đồ thị
Đồ thị giúp trình bày các số liệu khô khan bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Đồ thị được liên kết với dữ liệu của nó trong bảng tính, do đó khi thay đổi dữ liệu của nó trong bảng tính thì lập tức đồ thị sẽ thay đổi tương ứng theo. Trong Excel 2010 việc vẽ đồ thị chưa bao giờ dễ dàng và đẹp như bây giờ. Excel có rất nhiều kiểu đồ thị khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của rất nhiều loại đối tượng sử dụng bảng tính, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thế giới đồ thị của Excel trong bài học này. Đồ thị là một đối tượng (object) của Excel, đối tượng này chứa các dữ liệu và biểu diễn thành hình ảnh với màu sắc và kiểu dáng rất phong phú. Nhìn chung, Excel có 2 loại đồ thị đó là đồ thị nằm trong WorkSheet (còn gọi là Embedded chart) và ChartSheet. Để chuyển đổi qua lại giữa 2 loại đồ thị này ta làm như sau: Chọn đồ thị -> Chart Tools -> Design -> Location -> Move Chart -> chọn Object in + Tên Sheet (đồ thị nằm trong Worksheet) hay chọn New sheet + Nhập tên ChartSheet vào.
Chọn ChartSheet hay Embedded chart
2. Vẽ đồ thị
Phần này trình bày các bước vẽ đồ thị từ một bảng số liệu cho trước và một số tùy chọn của đồ thị. Kết quả nghiên cứu về sự thõa mãn của các nhóm khách hàng phân theo độ tuổi được cho như hình bên dưới, nếu chúng ta dùng kết quả này để báo cáo cũng không có vấn đề gì, tuy nhiên báo cáo sẽ sinh động và thuyết phục hơn nếu chúng ta biến các con số này thành đồ thị để được nhìn thấy một cách trực quan hơn..
Bảng số liệu nghiên cứu
Hãy làm theo các bước sau để vẽ đồ thị: B1. Chọn vùng dữ liệu A3:D9, chọn luôn các nhãn của các cột. B2. Chọn kiểu đồ thị từ Ribbon -> Insert -> Charts. Mỗi nhóm đồ thị bao gồm nhiều kiểu khác nhau, ví dụ chúng ta chọn nhóm Column -> Clustered Column.
Chọn kiểu đồ thị
B3. Xong bước 2 là chúng ta đã có ngay một đồ thị dạng cột như hình trên, tuy nhiên chúng ta có thể đổi các bố trí của các thành phần trên đồ thị. Chọn đồ thị -> Chart Tools -> Design -> Chart Layout àChọn cách bố trí thích hợp. Ví dụ ta chọn kiểu Layout 3 trong Chart Layout.
Lựa chọn layout
B4. Đảo các chuỗi số liệu từ dòng thành cột và ngược lại: Chart Tools -> Design -> Data -> Switch Row/Column. Chúng ta thực hiện lệnh này khi các đồ thị ở bước trên chưa hiển thị đúng như mong muốn. Ví dụ chúng ta muốn nhóm các nhóm tuổi lại để dễ so sánh giữa các tháng với nhau.
Đảo dòng/ cột
B5. Nếu thấy kiểu đồ thị trên không đẹp, chúng ta có thể đổi sang kiểu khác bằng cách: Chart Tools -> Design -> Type -> Change Chart Type, hộp thoại Insert Chart hiển thị liệt kê toàn bộ các kiểu đồ thị hiện có của Excel tha hồ cho bạn lựa chọn.
Hộp thoại Insert Chart và chọn kiểu đồ thị khác
B6. Ngoài ra, nếu bạn thấy tông màu của đồ thị chưa đẹp thì vào chọn Chart Tools -> Design -> Chart Styles -> chọn More .
Chọn Chart Style
3. Các thao tác trên đồ thị
1. Chart Title |
7. Horizontal Axis |
2. Chart Area |
8. Data Table |
3. Plot Area |
9. Horizontal Axis itle |
4. Data Label |
10. Vertical Gridlines |
5. Legend |
11. Vertical Axis |
6. Horizontal Gridlines |
12. Vertical Axis Title |
Khi đồ thị đã được chọn, chúng ta có thể dùng các phím mũi tên ⇐, ⇒, ⇑, ⇓ để di chuyển đến các thành phần trong đồ thị.
Chọn thành phần trên đồ thị
Thay đổi kích thước đồ thị
Các thành phần trên đồ thị
Việc hiệu chỉnh và định dạng các thành phần trên đồ thị ta có thể dùng Ribbon hay dùng các hộp thoại. Cách dễ thực hiện nhất là nhấp phải chuột lên thành phần cần định dạng và chọn Format … hay nhấn <Ctrl+1>. Sau đây là minh họa hiệu chỉnh và định dạng một số thành phần của đồ thị.
Định dạng Chart Area
cấp rất nhiều mẫu định dạng dựng sẵn rất đẹp.
Ghi chú:
o Fill: Nhóm lệnh liên quan đến tô nền cho thành phần đang chọn
o Border Color: Nhóm lệnh liên quan đến kẻ khung và màu sắc của thành phần đang chọn
o Border Styles: Các kiểu đường két kẻ khung của thành phần đang chọn.
o Shadow: Liên quan đến việc đổ bóng cho thành phần đang chọn
o 3-D Format: Tạo hiệu ứng 3-D cho thành phần đang chọn.
Định dạng bằng Ribbon
Tùy theo kiểu đồ thị đang xử lý mà E xcel cho phép bạn hiệu chỉnh các loại tiêu đề của kiểu đồ thị đó.
Hiệu chỉnh chú thích cho đồ thị từ hộp thoại Data Source
Hiệu chỉnh các trục Muốn hiệu chỉnh thông số cho trục trên đồ thị thì bạn hãy chọn trục => nhấp phải chuột => chọn Format Axis… Sau đây là giải thích các thông số trong hộp thoại Format Axis.
Hộp thoại Format Axis tùy theo giá trị của trục mà bạn chọn
Value Axis
Hầu hết các đồ thị trình bày giá trị trên trục tung và phân nhóm trên trục hoành. Các bạn nên chọn thử để biết rõ hơn công dụng của các tùy chọn.
o Auto Để Excel tự xác định
o Fixed Qui định giá trị nhỏ nhất cho trục
o Auto Để Excel tự xác định
o Fixed Qui định giá trị nhỏ nhất cho trục
o Auto Để Excel tự xác định
o Fixed Qui định giá trị nhỏ nhất cho trục
o Auto Để Excel tự xác định
o Fixed Qui định giá trị nhỏ nhất cho trục
o None Không sử dụng
o Inside Hiển thị phía bên trong trục
o Outside Hiển thị phía bên ngoài trục
o Cross Hiển thị cắt ngang trục
o None Không sử dụng
o High Hiển thị phía bên phải trục
o Low Hiển thị phía bên trái trục
o Next to Axis Hiển thị kế bên trục (theo mặc định)
o Automatic Do Excel tự xác định.
o Axis value Xác định giá trị mà các trục sẽ giao nhau
o Maximum axis value Hai trục sẽ giao nhau tại giá trị lớn nhất trên trục (tung)
Category Axis
o Automatic Excel tự xác định (thường là 1)
o Specify interval unit Xác định nhãn sẽ xuất hiện sau bao nhiêu khoảng chia trên trục.
o Automatic Do Excel tự xác định.
o At category number Xác định số nhóm mà tại đó các trục sẽ giao nhau
o At maximum category Hai trục sẽ giao nhau tại giá trị lớn nhất trên trục
o On tick marks Hiện ngay ký hiệu phân cách
o Between tick marks Hiện giữa các ký hiệu phân cách
Time Scale Axis
o Between dates Do Excel tự xác định
o At date Giao nhau tại ngày do bạn nhập vào
o At maximum date Giao nhau tại ngày lớn nhất (gần đây nhất) trên trục
o On tick marks Hiện ngay ký hiệu phân cách
o Between tick marks Hiện giữa các ký hiệu phân cách
Minh họa xóa chuỗi đường cung khỏi đồ thị
Minh họa thêm chuỗi dữ liệu của tháng 3/2008 vào đồ thị
Cũng với ví dụ trên nhưng ta muốn chỉ vẽ cho 2 sản phẩm Giày và Dép
Minh họa thay đổi chuỗi số liệu
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng hàm Series cho đồ thị. Cú pháp như sau: = Series(series_name, category_labels, values, order, sizes) Trong đó:
Minh họa hàm Series của chuỗi số liệu tháng 3/2008
Khi vẽ các đồ thị với dữ liệu theo thời gian chúng ta thường vẽ thêm đường xu hướng để biết được xu hướng trong tương lai của tập dữ liệu. Một tập số liệu có thể có nhiều đường xu hướng tùy theo cách phân tích của chúng ta. Để thêm đường xu hướng bạn vào:
Minh họa thêm đường xu hướng vào đồ thị
Bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn các phím tắt thông dụng và các thủ
Bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn các phím tắt thông dụng và các
Bài viết giới thiệu đến các bạn phương pháp định dạng trang và cách in bảng tính trong
Bài viết giới thiệu đến các bạn phương pháp khai thác cơ sở dữ liệu trong excel 2010 (
Như các bạn đã biết Excel là phần mềm chuyên về xử lý dữ liệu là chính lên bài viết
Bài viết giới thiệu về các hàm xử lý văn bản và dữ liệu trong excel 2010. Chúng ta hãy
Bài viết giới thiệu về các hàm toán học và hàm lượng giác trong excel 2010. Chúng ta hãy
Bài viết giới thiệu với các bạn về danh mục các hàm quản lý cơ sở dữ liệu và danh
Bài viết giới thiệu về các hàm trong excel 2010 với các hàm cụ thể: hàm thống kê, hàm phân
Cũng giống như excel 2007, excel cũng có các công thức và hàm.Bài viết sau đây sẽ giới thiệu