Bài viết giới thiệu về bộ lọc ( filter ) ứng dụng trong photoshop, tìm hiểu bài viết để biết rõ hơn về bộ lọc.
Bạn sẽ không khó khi lờ mờ nhận biết được hiệu ứng của từng Filter qua tên của nó. Dĩ nhiên, Blur Filter có tác dụng làm mờ ảnh. Trong Blur Filter còn có những menu phụ sau:
Mở một file ảnh bất kỳ để chúng ta cùng khám phá hiệu ứng Blur. Nhớ rằng, nếu bạn không thích một hiệu ứng nào đó, bạn có thể chọn Edit > Undo để bỏ hiệu ứng đó, hoặc bỏ nó bằng cách dùng History Palette. Bạn có thể áp dùng các Filter chồng lên nhau. Tôi đã áp dụng từng Filter vào hình gốc để bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa các Filter.
Chỉ có Blur và Blur More tác động trực tiếp đến ảnh mà không có hộp thoại điều khiển. Cái này chỉ hữu dụng khi làm mềm tất cả hay một phần của anh. Tuy nhiên, nó không có tuỳ biến lựa chọn. Bạn hãy thực hành với nó bằng cách áp dụng Blur, nếu vẫn không thấy thay đổi gì hoặc ít thì làm thêm Blur lần nữa hoặc Blur More cho đến khi nào bạn ưng ý.
1.2 Gaussian Blur
Gaussian Blur cho phép bạn điều chỉnh độ Blur tốt hơn nhờ vào hộp thoại điều chỉnh. Chú ý rằng bạn có thể điều chỉnh độ Radius bằng cách kéo sang trái hoặc phải, hoặc bạn có thể điền giá trị số vào ô. Vùng xem trước rất hữu dụng cho người dùng, vì bạn có thể xem trước những hiệu ứng sẽ như thế nào khi mình nhấn OK. Những phiên bản gần đây, hầu hết các Filter đều có chế độ xem trước này. Nó tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn khỏi phải dùng undo hàng mấy lần mới được một lần ưng ý.
1.3 Motion Blur
Motion Blur filter tạo ra hiệu ứng "Ảo Ảnh" cho file hình của bạn. Đây là một hiệu ứng tuyệt vời để áp dụng cho chữ hoặc sử dụng để tạo ra những hình Gif động.
Trong hộp thoại Motion Blur trường Distance định dạng độ mờ của hiệu ứng sẽ là bao nhiêu hoặc hình gốc sẽ bị "di chuyển" ra xa bao nhiêu. Angle xác định chiều của hiệu ứng. Để điều chỉnh, kéo biểu tượng bán kính của hình tròn hoặc điền giá trị chính xác vào ô. Với ví dụ này tôi chọn giá trị Radius là 10 Pixel và Angle là 40.
1.4 Radial Blur
Hiệu ứng này không cho phép bạn xem trước, nhưng nó cho bạn thấy file hình sẽ bị tác động như thế nào. Như cái tên của nó, nó làm cho hình của bạn bị làm mờ theo hình tròn.
Bạn có thể lựa chọn giữa Zoom và Spin Blur. Spin tạo ra hiệu ứng xoay vàn và Zoom tạo cho người xem cảm giác như đang bay vào hình ảnh.
1.5 Smart Blur
Hiệu ứng cuối cùng của Blur Filter là Smart Blur. Nó tìm đường biên màu của file ảnh của bạn và làm mờ nó nhưng không ảnh hưởng đến phần còn lại của bức ảnh. Nếu bạn đặt tuỳ biến Threshold thấp PTS sẽ tìm được nhiều đường biên hơn. Nếu bạn là người cẩn thận, bạn nên để Threshold cao một chút. Radius kiểm soát chu vi bên ngoài kể từ đường biên nơi mà Filter được áp dụng
Để có hiệu ứng hoàn toàn khác biệt, bạn có thể đổi Mode thành Edge Only trong menu thả xuống, ở cuối cùng của hộp thoại Smart Blur. Kết quả nó sẽ cho bạn một hình chỉ có những đường biên, tương tự như một kiểu ảnh trắng đen hoạt hình vậy. Smart Blur cũng là một bộ lọc khá tinh xảo của PTS.
Sharpen filters làm việc với nguyên tắc ngược lại của Blur. Nhưng bạn không thể Blur một hình rồi lại Sharpen nó, vì nó không hoàn toàn là làm điều ngược lại với Blur. Nó có tác dụng chính là mang lại độ tương phản của file hình.
Bạn hãy mở một file ảnh và áp dụng hiệu ứng Sharpen xem. Filter > Sharpen > Sharpen. Bạn cũng hay thử luôn cả Sharpen Edge và những Filter khác để biết thêm. Những hiệu ứng này rất tuyệt khi dùng để điều chỉnh những tấm hình nằm ngoài tiêu cự (hình bị nhoè) hoặc hình Scan. Nhưng bạn đừng quá lạm dụng hiệu ứng này, vì nó có thể thêm, nhưng không phải là thêm những gì không có hoặc bị thiếu ở file ảnh gốc. Nhưng làm cho ảnh rõ lên và có độ tương phản là những gì mà nó cung cấp cho bạn.
Unsharp Mask có lẽ là là công cụ tốt nhất để làm những hình đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Nó cho phép bạn thật sự kiểm soát độ nét của ảnh. Bạn hãy thử đặt độ nét như bạn muốn. Radius xác định khoảng cách của từng pixel riêng biệt khi hiệu ứng được áp dụng. Tôi khuyên bạn nên giữ nó ở mức thấp khoảng 2 Radius. Threshold xác định những pixel giống nhau sẽ bị làm nét thêm, cho nên mức Threshold càng thấp độ tương đồng của các pixel càng cao. Bạn tốt hơn hết là xem ví dụ dưới đây và thực hành với chính file hình của bạn. Đó sẽ là cách tốt nhất
Chú ý: Photoshop filters không bị giới hạn chỉ của riêng PTS. Những sản phẩm khác của Adobe như là: Pagemaker và Illustrator cũng có thể được sử dụng. Thậm chí Macromedia's Director cũng dùng được một số hiệu ứng của PTS.
Distort Filters là một trong những Filter được dùng khá phổ biến trong PTS. Tôi rất hay dùng những hiệu ứng này, với tôi nó là những hiệu ưng tuyệt diêu! Nếu bạn là người giàu trí tưởng tượng bạn có thể tạo ra những tác phẩm quên sầu!
3.1 Diffuse Glow Filter
Hiệu ứng này tạo ra những vùng sáng hoà trộn vào với file hình. Những tuỳ biến của nó là: Graininess, Glow amount và Clear amount.
Để cho bức ảnh có tích thực tế, bạn nên giữ Grainines xuống thấp và bạn nên cân bằng giữa độ Glow Amount và Clear Amount.
3.2 Glass và Ocean Ripple Filters
Hộp thoại Glass Filter và Ocean Ripple Filter
Tôi quyết định kết hợp hai hiệu ứng này làm một bởi vì tính tương đồng giữa 2 hiệu ứng được thể hiện trên một file ảnh. Cả hai đều tạo ra cho bức ảnh có cảm giác như chúng được nhìn qua kính hoặc nước.
Glass Filter cho bạn nhiều quyền kiểm soat hơn. Bạn có thể chọn loại Texture như là: Frosty, Tiny lens hoặc Canvas. Và bạn cũng có thể Load vào một texture của bạn. Chỉ việc chọn Load Texture từ menu thả xuống ở dưới cùng của hộp thoại.
Sử dụng thanh trượt Smoothness để tăng tính "lỏng" của ảnh. Giữ Distortion thấp và Smoothness cao sẽ có những bức ảnh tinh tế hơn. Bạn hãy thử một file với độ Distortion thật cao!
Nút Invert ở cuối cùng của hộp thoại thay những màu sáng của texture thành màu tối và ngược lại.
Một Filter nữa tôi muôn bàn thêm là Ocean Ripple Filter. Nó mang lại cho file hình của bạn một cảm giác như là nó đang ở dưới nước. Đây là một Filter hiệu quả, và dễ sử dụng hơn là Glass Filter. Tôi nghĩ với hai tuỳ biến Ripple Size và Magnitude làm cho nó dễ sử dụng hơn nhiều. Phụ thuộc mục tiêu sử dụng của bạn, bạn có thể chọn Ocean thay vì Glass, nhưng nếu bạn muốn có nhiều quyền kiểm soat hơn, bạn nên dùng Glass.
3.3 Pinch Filter
Hộp thoại Pinch Filter
Đây là một hiệu ứng rất tốt dùng để sửa ảnh. Nó hầu như lúc nào cũng phải dùng kết hợp Marquee Selection Tool. Bởi vì thường thì bạn chỉ muốn "véo" một vùng nhất định của file ảnh, chứ không phải toàn bộ.
Hãy chú ý đến vùng kẻ carô ở dưới cùng của hộp thoại Pinch khi bạn kéo thanh trượt lên cao hoặc xuống thấp. Nó cho bạn biết trước được hiệu ứng gì sẽ tác động lên file ảnh và như thế nào.
Đây là một Filter khá khó sử dụng, nhưng lại là một công cụ tốt mà bạn nên biết. Nó có thể sẽ rất hữu dụng trong vài trường hợp, nhưng đừng dùng gượng ép, nếu nó không hợp thì bạn nên chọn cái khác. Bạn cũng có thể điền vào giá trị âm vào thanh trượt để có hiệu ứng "lồi ra", nhưng nếu nó không làm bạn vừa ý thì hãy thử với Spherize.
3.4 Shear Filter
Hộp thoại Shear
Shear Filter làm méo hình theo phương thẳng đứng. Nhấp và kéo đường thẳng trong hộp thoại Shear và nhìn vào hình xem trước. Bạn cũng có thể tạo thêm nhiều vùng kiểm soát bằng cách nhấp chuột vào những vùng khác nhau. Những chấm này sử dụng kết hợp, nó cho phép bạn định dạng hướng của hình cong.
Hiệu ứng này sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng kết hợp để tạo hình Gif động cho Website
3.5 Spherize Filter
Hộp thoại Spherize cũng gần giông như hộp thoại Shear.
Hiệu ứng này tạo ra một hình cầu ở giữa file ảnh của bạn (nếu không có vùng lựa chọn được thiết lập). Bạn có thể dùng hiệu ứng này để tạo ra những hiệu ứng 3D rất hấp dẫn. Bạn hãy chú ý đến dưới cùng của hộp thoại là một menu thả xuống, nó cho phép bạn thay đổi hiệu ứng theo phương thẳng đứng hoặc phương nằm ngang.
3.6 Twirl Filter
Hộp thoại Twirl
Twirl filter cũng gần như cái tên của nó, nó tạo ra hiệu ứng xoay vòng của hình. Trông gần như khi ta khuấy cốc nước. Bạn có thể điều khiển nó bằng thanh trượt trong hộp thoại Twirl. Đây cũng là một công cụ khá hay để tạo ra những hiệu ứng đặt biệt, nhưng tôi chưa thấy được những điều tinh tế của Filter này, nhưng nếu bạn là người thông minh, bạn sẽ làm được rất nhiều!
Stylize filter cũng cho những hiệu ứng rất thú vị. Những filter này rất sáng tạo và hữu dụng để sửa ảnh. Trong phần này chúng ta bàn về những hiệu ứng sau của Stylize Filter: Find Edges, Glowing Edge và Wind
4.1 Find Edges Filter
Hiệu ứng này không thực sự tiện dụng vì khi bạn chọn lệnh nó sẽ được áp dụng ngay mà không có hộp thoại điều khiển chỉ duy nhất hiệu ứng. Bạn có thể dùng Trace Contour để có hiệu ứng tương tự
4.2 Glowing Edges Filter
Hộp thoại Glowing Edge
Đây là một hiệu ứng rất hấp dẫn. Nó có thể đổi ảnh của bạn qua màu của Web neon chỉ trong vòng 1 giây, công việc mà có thể tôi và bạn phải mất đến hàng chục phút nếu làm thủ công. Bạn điều khiên bao nhiêu đường biên bạn cần bằng thanh trượt trên cùng. Giá trị càng cao thì đường biên càng rộng. Trong ví dụ này tôi đặt là 3. Với tôi, giá trị này là lý tưởng nhất.
Thanh trượt Edge Brightness điều khiển độ sáng của đường biên mà PTS định dạng được. Nếu bạn để nó có giá trị cao, bạn sẽ được hình như tơ nhện như trong hình này tôi để giá trị của thanh trượt là 12
Thanh trượt Smoothness xác định tổng số đường biên mà PTS có thể thấy. Đặt giá trị này cao để có thêm nhiều đường biên của ảnh. Trong ví dụ này tôi dùng Smoothness là 12
4.3 Wind Filter
Hộp thoại Wind Filter
Wind filter tạo cho file hình một cảm giác như bị gió thổi xiên. Bạn có thể điều khiển hướng "gió" và số lượng của "gió" trong hộp thoại. Đây là một hiệu ứng rất tuyệt để tạo cảm giác của chuyển đọng như trong hình này. Nhưng bạn cũng nên nhớ sử dụng kết hợp với công cụ Selection để điều chỉnh chỗ nào và như thế nào Wind filter được áp dụng.
Ví dụ của Wind filter. Tôi áp dụng 3 lần bằng cách nhấn Ctrl-F 3 lần.
Cuối cùng tôi muốn nói đến hiệu ứng Noise, Pixelate và Texture Filter. Tôi cũng kết hợp những filter này lại với nhau bởi vì tôi muốn bàn đến những đặc điểm chung của nó và dùng một filter để làm rõ cho filter kia. Những filter này đều tạo ra hiệu ứng liên quan đến nhau, nó không hoàn toàn thay đổi file hình của bạn (nhưng nó cũng có thể làm cho một file ảnh biến đổi hoàn toàn với những giá trị tuỳ biến lớn). Nó không cuộn hoặc xoay chuyển file hình mà nó chỉ thêm vào những hiệu ứng tinh xảo hơn.
5.1 Noise Filters
Hộp thoại Add noise
The Noise filters thêm vào Graininess (dạng hạt) cho một file ảnh bởi vì trong thế giới kỹ thuật số, có những bức ảnh quá thật đến thành giả tạo :d. Nhưng trái lại với nó là hiệu ứng Despeckle, nó làm cho file ảnh thêm mịn.
Bạn có thể mở một file ảnh bất kỳ đê thực hành. Tôi khuyên bạn nên dùng Uniform Distribution. Gaussian có vẻ hơi mạnh quá. Bạn hãy thử undo add noise thay các hiệu ứng như là Dust & Scratches.
Đối với Filter này, bạn nên giữ Radius thấp khoảng 1 hoặc 2. Nếu không mọi thứ sẽ lẫn lộn và nét tinh tế của tấm hình sẽ mất.
Giữ Threshold là 0 hoặc 1 để có kết quả tốt nhất. Bằng cách đó, giá trị của tất cả các đơn vị pixel trong file hình sẽ được tính tới và bạn sẽ nhìn thấy những thay đổi. Nếu bạn để nó cao hơn 10 hoặc 20 bạn hầu như không nhìn thấy thay đổi gì trong hình.
5.2 Pixelate Filters
Hộp thoại Crystallize
Những hiệu ứng này tạo ra những hiệu ứng về Texture tuyệt với. Những hiệu ứng này cũng có thể được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng khủng khiếp nhất, xấu xí nhất và trung thực nhất. Nào! hãy để cảm nhận về hội hoạ của bạn trỗi dây! tôi tạm thời ngậm miệng lại một lúc.
Bạn đã khám phá ra gì chưa? nào! chúng ta cùng tìm hiểu! bạn hãy mở một file ảnh bất kỳ.
Chọn Filter > Pixelate >Crystallize. Hiệu ứng này lấy những pixel màu và biến nó thành những vùng màu chung được gọi là ô. Nếu giá trị Cell của bạn càng cao, thì ô trong hình của bạn càng lơn. Nếu bạn để giá trị khoảng hơn 20 thì nó sẽ mất đi những gì của file hình và mọi thứ trở lên không rõ ràng và góc cạnh.
Bạn sẽ nhận ra với giá trị là 24, bạn sẽ không còn nhìn thấy nó là hình gì nữa và có thể bạn nghĩ cái thằng cha nào làm ở trong nhóm Adobe lập trình cho phép bạn đến tận kích cỡ thứ 300?
Rất đơn giản, vì hiệu ứng phải được dụng kết hợp với nhau, không phải luôn luôn nhưng thông thường. Phần này đi ra ngoài phạm vi của cuốn sách, nhưng nếu bạn đã đọc đến phần này, bạn đã sẵn sàng có những quyết định riêng của mình. Crytallize được thiết lập với giá trị Cell là 24 sẽ chẳng cho bạn ích lợi gì, nhưng thử kết hợp với Stylize > Glowing Edge filter xem! Tôi thử nó với những hiệu ứng khác. Bạn có thể kết thúc với một đống bùng nhùng, nhưng đừng quá chán nản. Hãy Undo và thử với cái khác! các nhà bác học muốn phát minh ra những thứ cho chúng ta dùng hiện nay cũng chẳng phải đã làm hỏng hàng nghìn thứ mới có được một thứ dùng được. Có ai nói ông ý phá hoại đâu!
Hầu hết những hiệu ứng khác trong dòng Pixelate Filter đều có những hiệu ứng khá tương đương với những gì chúng ta đã làm. Nó phá vỡ file hình của bạn thành từng mảnh nhỏ, hoặc từng đơn vị pixel, to hoặc nhỏ
Một hiệu ứng nữa là Color Halftone filter nó phá vỡ file hình thành những giá trị bán sắc. Bạn có thể điều khiển giá trị Radius và Angle. Đây là một hiệu ứng khá hay khi dùng trong nghệ thuật cắt dán ảnh để dựng lại những phần của một bức ảnh.
5.3 Texture Filters
Có rất nhiều hiệu ứng Texture có điểm tương đồng với những hiệu ứng trong dòng Pixelate và Noise Filter. Stained Glass rất giống với Crytallize, Grain giống với noise và Mosaix Tiles giống với Craquelure - Hiệu ứng ở ngay trong dòng Texture Filter
Hãy mở một file ảnh bất kỳ
Hiệu ứng đầu tiên chúng ta thực hành là Craquelure. Đây là hộp thoại của nó. Filter > Texture > Craquelure
Trong hộp thoại này bạn có thể đặt giá trị như Crack spacing, Crack depth và Crack brightness. Hiệu ứng nhìn như là bức ảnh được làm bằng kim loại lồi lõm Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp với Dust & Scratches vào file hình này.
Một hiệu ưng tương tự, nhưng theo ý kiến của riêng tôi, Patchwork là hiệu ứng đẹp hơn. Nó tạo ra hiệu ứng như lát đá cho ảnh của bạn. Đây thực sự là một hiệu ứng tuyệt diệu và có thể được dùng để tạo ra những tác phẩm cực kỳ hấp dẫn.
Bạn có thể điều chỉnh kích cỡ của Square và Relief dựa vào thanh trượt. Với giá trị càng nhỏ, hình "lát đá" càng mịn. Giá trị Relief càng cao, độ thẳng hàng của vùng lát đá càng kém.
Bài viết giới thiệu tới các bạn phương pháp cắt và ghép ảnh trong photoshop, với chức
Bài viết giới thiệu tới các bạn kỹ thuật cắt và ghép ảnh đơn và đôi trong photoshop,
Bài viết giới thiệu tới các bạn phương pháp để tăng độ nét và làm mịn ảnh trong photoshop
Để có một bức ảnh đẹp, sắc nét, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách chỉnh sửa ảnh
Chỉ bằng vài thủ thuật sau trong photoshop, chúng ta có thể dễ dàng đổi được màu của
Để tạo được chữ trong suốt và làm mịn da trong bức ảnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp để tạo ra nét chữ có nhiều
Để tạo một biển quảng cáo cho một cửa hàng cắt tóc hay bất kỳ một loại biển nào
Bài viết giới thiệu tới các bạn về phần thực hành trong photoshop với nội dung thiết kế